Loại bỏ Ami-ăng khỏi đời sống xung quanh ta
Amiang dùng để sản xuất các sản phẩm tấm lợp, vách ngăn cách nhiệt , vỏ bọc cho các thiết bị chịu nhiệt độ cao ….Nó đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng và không lưu thông từ cách đây 20 năm . Nhưng Việt Nam hiện vẫn đang còn sử dụng và loại Amiang trắng là loại duy nhất còn tiêu thụ trên thị trường hiện nay.
Amiang có ở đâu và độc hại như thế nào ?
Amiang cụ thể là amiang trắng hiện đang là một cơn ác mộng khi nó là tác nhân gây ra hàng loạt các bệnh ung thư và giết hàng trăm người mỗi năm .
Amiang xâm nhập vào cơ thể như thế nào ?
Amiang thường thông qua con đường hô hấp, hít thở. Mà bụi thì ít khi chúng ta nhìn thấy. Cho nên, khi người dân sử dụng, kể cả người lao động, các bụi ami ăng phát tán ra. Do chất lượng sản phẩm ami ăng không được tốt, nhất là trong 41 cơ sở sản xuất Amiang hiện tại chỉ khoảng 20% có thể sử dụng công nghệ tương đối hiện đại, còn lại đa số công nghệ cũ, lạc hậu. Do đó, tỉ lệ vỡ mảnh rất cao. Khi người dân sử dụng sản phẩm này để lợp nhà, cưa các tấm lợp, kể cả các tấm lợp hỏng do lũ lụt thì đều có thể phát tán ra môi trường. Người công nhân làm việc liên quan đến Amiang, bụi nó dính vào quần áo, khi đó đem về nhà giặt, các bụi đó cũng thấm qua. Hoặc khi sử dụng tấm lợp để hứng nước mưa cũng có thể Amiang vào đường tiêu hóa, dẫn đến các ung thư thanh quản, phổi.
Chính vì vậy, vô hình chung, các bệnh ung thư phổi, ung thư trung biểu mô… cũng có biểu hiện như các bệnh ung thư khác thôi, không có gì khác biệt. Do đó, khi người ta bị bệnh cũng không biết nguyên nhân do Amiang. Chỉ khi nghiên cứu mới có thể phát hiện ra. Còn bình thường, người ta chỉ nghĩ ung thư là tự có.
Kẻ giết người thầm lặng
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế, không chỉ những công nhân thường xuyên tiếp xúc, hít phải bụi amiăng trong quá trình nghiền amiăng khô, đóng bao, vận chuyển bột amiang... mà ngay cả những người sống trong môi trường gần nơi khai thác hoặc ở trong nhà có mái lợp amiăng cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
Đại điện Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế cho biết, bệnh liên quan đến amiăng là bệnh ít có khả năng điều trị nhưng dự phòng được. Ở Việt Nam có nguy cơ phát sinh và phát triển bệnh liên quan đến amiăng. Bệnh thường phát triển chậm, từ 20 - 30 năm và riêng với bệnh ung thư trung biểu mô có thể xuất hiện sau 40 - 50 năm kể từ lần tiếp xúc đầu tiên. Người lao động thường phát hiện bệnh khi đã nghỉ hưu. Các triệu chứng bệnh biểu hiện muộn nên rất khó khám và phát hiện bệnh cho người lao động qua khám sức khoẻ định kỳ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế, để loại bỏ các bệnh liên quan đến amiăng thì cần ngừng sử dụng amiăng, cung cấp thông tin về sản phẩm thay thế an toàn hơn; xử lý chất thải amiăng. Đồng thời giám sát y tế, cải thiện chẩn đoán sớm, điều trị, phục hồi chức năng và bồi thường các bệnh liên quan đến amiăng; thiếp lập cơ sở đăng ký cho những người đang hoặc có tiền sử tiếp xúc với amiăng.
Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới phản đối việc mở rộng sử dụng amiăng làm vật liệu xây dựng sau năm 2020. Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị cấm tất cả các loại amiăng là cách hiệu quả nhất để loại bỏ các biện liên quan đến amiăng...
* Amiăng gây nên nhiều hệ lụy là vậy nhưng tại Việt Nam, hiện có hơn 3.000 sản phẩm thương mại sử dụng amiăng như tấm lợp AC, tấm cách âm, phanh ô tô... Ngoài ra, trong quy trình khai thác mỏ, đóng tàu thủy, phá dỡ hoặc cải tạo các công trình kiến trúc đều có sử dụng vật liệu amiăng...
Khuyến cáo ngừng sử dụng Amiang
Mới đây, Bộ Y tế đã soạn thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị đưa ra một lộ trình tiến tới cấm sử dụng amiăng vào năm 2020. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quốc tế nhận định Việt Nam cần có cái nhìn chiến lược từ những bài học của Nhật và Australia trong vấn đề amiăng để không quyết định quá muộn về kinh tế cũng như sức khỏe cộng đồng. Bởi sau nhiều năm tranh cãi, Việt Nam vẫn chưa có bất cứ công nghệ, quy trình nào xử lý được các phế thải này.
Cục Quản lý môi trường Y tế - VIHEMA (Bộ Y tế) vừa phát đi thông báo về tác hại của Amiăng với sức khỏe con người. Theo đó Cục Quản lý môi trường Y tế cho biết, sau hơn 40 năm nghiên cứu (từ năm 1973), Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiăng vào nhóm chất gây ung thư ở người.
Trên tạp chí số 100C của IARC kết luận: Mặc dù có sự khác biệt về mức độ độc hại trong các nghiên cứu của nhiều tác giả được công bố, nhưng kết luận chung là tất cả các loại Amiăng, bao gồm cả Amiăng trắng đều gây ung thư và không có ngưỡng an toàn cho chất gây ung thư.