Ý nghĩa Tết Thanh Minh Mậu Tuất 2018

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 19/07/2024 10 phút đọc

    Đi tảo mộ trong tết Thanh Minh là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh, với mục đích là để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất.

Tiết Thanh Minh 2018

     Tết Thanh Minh ( hay còn gọi là tiết Thanh Minh ) tuy không phải là cái tết lớn, nhưng nó gắn liền với đạo đức và bổn phận con người Việt Nam cũng như của con cháu trong nhà. Vào ngày Thanh Minh, người dân Việt Nam đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau khi tảo mộ, là dịp đặc biệt để con cháu thể hiện lòng thành và hiếu kính tới với tổ tiên, ông bà và người thân đã mất.

Tảo mộ

    Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, vì thế cho nên phong tục làm cỏ (lễ tảo mộ), sửa sang các phần mộ ông bà tổ tiên được thêm mới. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, dọn dẹp và phát rẫy các bụi cỏ xung quanh cũng như mọc trên mộ. Ngoài ra điều đó còn tránh cho các loại động vật như rắn, chuột, côn trùng các loại… làm tổ mà điều đó theo suy nghĩ là phạm vào linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.

    Ngoài việc sửa sang, song song đó  những phần mộ chỉ được xây dựng sơ xài, sẽ được gia đình tu sửa hoàn thiện bằng việc xây thêm, việc tu sửa xây thêm cũng phải phù hợp phong thủy trong việc chọn mua vật liệu, ví dụ chọn mua màu gạch thanh minh. Thường các gia đình chọn mua gạch thanh minh rất chú trọng màu gạch vì phù hợp phong thủy. Màu thì đa dạng, nhưng thường các màu đen dạng mè, màu đỏ đậm, màu xanh lá nhat được chọn. Đa phần màu đỏ đậm được phần lớn các gia đình chọn vì nó phù hợp phong thủy, thị hiếu và phong tục văn hóa người Việt Nam.

gạch thanh minh cho tết thanh minh 2018

     Tùy vào khả năng tài chính từng gia đình của các gia đình. Bên cạnh đó việc thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này.

     Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

Nguồn gốc Tết Thanh Minh

    Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Nguồn gốc tết Thanh Minh

   Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi – bánh chay.

    Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.

Món ăn đặc trưng của Tết Thanh Minh

   Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món bánh này.

   Tết Thanh minh nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Phảng phất trong bóng dáng mỗi con người là dấu ấn quê hương không dễ phai mờ theo năm tháng. Quê hương, nguồn cội chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Nếu không có điều kiện trở về quê hương trong dịp Thanh minh này, xin hãy hướng về nơi thiêng liêng ấy, bởi quê hương đi theo chúng ta suốt cuộc đời, in đậm dấu ấn trong từng nhân cách.

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Ong Vàng tham gia hội nghị khách hàng TTC 2017

Ong Vàng tham gia hội nghị khách hàng TTC 2017

Bài viết tiếp theo

Những lý do làm cho ngói Prime luôn “cháy hàng”

Những lý do làm cho ngói Prime luôn “cháy hàng”
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo